Phân loại và lựa chọn phụ kiện chất lượng cho cửa kính cường lực

I. Những phụ kiện không thể thiếu cho kính cường lực


Cửa kính cường lực thường được ưu ái sử dụng trong các cửa hàng, khách sạn, văn phòng vì tính thẩm mỹ và an toàn cao. Để lắp đặt một bộ cửa kính cường lực hoàn thiện không thể thiếu đi những “cánh tay đắc lực” - phụ kiện kính.


Trong bài viết dưới đây, Khóa Việt-Tiệp sẽ giúp bạn phân biệt và lựa chọn những sản phẩm phụ kiện phù hợp, chất lượng cho cửa kính nhà mình!






Tùy mỗi loại cửa mà phụ kiện và số lượng đi kèm khác nhau, tuy nhiên, phụ kiện cửa kính có thể chia làm 3 nhóm sau: bản lề sàn, kẹp kính và một số phụ kiện khác như khóa sàn, ngỗng cửa, tay nắm…


1. Bản lề sàn


Bản lề sàn còn được gọi là bản lề thủy lực, đây là một phụ kiện không thể thiếu trong kết cấu cửa kính cường lực. Có thể hiểu đơn giản, bản lề thủy lực là một “bộ điều khiển” được gắn cố định với cửa kính, cho phép cửa mở ở cả hai phía một cách dễ dàng, đồng thời giữ cửa ở một vài góc cố định (thông thường là góc 90 độ và 125 độ), thuận tiện trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, hệ thống piston và lò xo bên trong bản lề giống một bộ giảm xóc, giúp cửa tự động đóng lại theo tốc độ giảm dần, đảm bảo an toàn tuyệt đối, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ.


Trên thị trường phụ kiện kính có rất nhiều loại bản lề khác nhau. Khi chọn bản lề thủy lực, bạn cần phải tính toán độ tương quan giữa diện tích, độ dày kính, độ chịu tải và các phụ kiện đi kèm. Bạn có thể tiến hành theo các bước sau:


Bước 1: Tính trọng lượng kính


Trọng lượng kính được tính theo công thức: chiều cao x chiều rộng x độ dày x khối lượng riêng kính


Theo tiêu chuẩn chung, 1mm độ dày kính nặng 2,5kg/m2. Nếu kính cường lực nhà bạn có độ dày 10mm thì cân nặng sẽ là 25kg/m2, độ dày 12mm sẽ có cân nặng 30kg/m2.


Với tấm kính có có chiều cao 2,5m, chiều rộng 1,5m và dày 12mm thì trọng lượng cửa sẽ được tính theo công thức sau: 2,5 x 1,5 x 12 x 2,5 = 112,5 (kg)


Bước 2: Độ chịu tải khi di chuyển của tấm kính


Khi di chuyển, bản lề sẽ chịu thêm 15% cân nặng của tấm kính, vì thế trọng lượng mà bản lề phải chịu tải là: 112,5kg x 115% = 129,4 (kg)


Bước 3: Khối lượng phụ kiện kính


Cuối cùng, đừng quên cộng thêm khối lượng các phụ kiện cửa kính lắp kèm như kẹp trên, kẹp dưới, tay nắm cửa... Tùy vào số lượng và chất liệu phụ kiện, tổng trọng tải của bản lề có thể lên đến khoảng 140-145kg. 


Bước 4: Chọn bản lề phù hợp


Vậy, bạn có thể lựa chọn bản lề thủy lực 11085 với độ chịu tải 150kg, lớn hơn và gần nhất so với tổng trọng tải tính trên.


Thông thường, trên bao bì sản phẩm thường có thông số kỹ thuộc bao gồm kích thước cửa phù hợp và trọng lượng cửa giới hạn. Nếu sử dụng sản phẩm có giới hạn thấp hơn so với tải trọng cửa thì tuổi thọ của bản lề sẽ giảm. Ngược lại, chọn bản lề có độ chịu tải quá cao sẽ tăng chi phí và bị nặng tay đẩy trong quá trình sử dụng.


2. Các loại kẹp kính và phụ kiện thông dụng

Kẹp kính thường dùng được cho các loại kính có độ dày từ 8-15 mm. Tùy theo cấu tạo của bộ cửa (số lượng cánh, số lượng tấm kính), người dùng lựa chọn loại kẹp và số lượng phù hợp trong các loại kẹp kính dưới đây:


Kẹp giữa và kẹp dưới có thể dùng cho hầu hết các mẫu cửa kính cường lực, đặc biệt là với các cửa mở hai chiều. Kẹp dưới kết nối với bản lề sàn bằng cốt inox hõm vào thành khe chữ nhật. Kẹp dưới có hình hộp, thiết kế vừa khít với cốt sàn tạo thành trục xoay dưới. Trong khi đó, kẹp giữa sẽ có kích thước bằng với cốt lõm tròn kẹp trên nhằm tạo thành trục xoay trơn tru cho cánh cửa.


Kẹp kính trên chữ L (dùng cho cửa 3 tấm hoặc 5 tấm) được thiết kế với hình dạng chữ L. Kẹp chữ L liên kết với kẹp giữa, nhằm nối ba tấm kính bao gồm cánh cửa, vách và trám trên với nhau. Kẹp chữ L thường lớn hơn các loại kẹp khác nhằm cố định và cân bằng kính.


Kẹp chữ I (hay còn gọi là kẹp ty) thường sử dụng với các cửa từ 1-4 tấm. Kẹp trên chữ I có hình dáng gần giống kẹp dưới và kẹp giữa, tuy nhiên, một phần bên thân có đoạn nối khoảng 3cm dùng để lắp vào lỗ tròn của kẹp giữa. Kẹp chữ I có tác dụng gắn kết 2 tấm kính bao gồm cánh cửa và trám trên.


Ngoài ra, để cửa kính hoạt động một cách trơn tru, cần sự góp mặt của một số phụ kiện quan trọng như: khóa sàn, ngỗng cửa, và tay nắm. Những bộ phận này có tác dụng cố định và liên kết các kẹp kính với nhau, đảm bảo an toàn cho cửa kính. Tay nắm giúp thao tác đóng mở cửa thuận tiện hơn, tránh vương lại các vết vân tay trên kính trong quá trình sử dụng. Khóa sàn được gắn ở góc dưới của cửa kính cường lực, bảo vệ an toàn cho căn hộ, văn phòng.


Bạn có thể tham khảo thêm cách lựa chọn số lượng phụ kiện cửa kính theo bộ cửa và cánh cửa cho công trình theo hình bên dưới:



II. Một số lưu ý khi mua và lắp đặt phụ kiện cửa kính


Trong quá trình lắp đặt và sử dụng, nếu cửa phát ra tiếng kêu hoặc bị lệch, cần kiểm tra lại hoặc thay ngay sản phẩm mới để đảm bảo an toàn. Bạn không nên mài cốt kẹp kính khi không vừa, vì điều này dễ khiến kẹp bị hỏng và từ chối bảo hành.


Mỗi thương hiệu sẽ có một kích thước phụ kiện khác nhau, phù hợp với từng thông số cửa khác nhau, vì vậy khi chọn mua phụ kiện cửa kính, bạn cần lựa chọn các sản phẩm cùng một thương hiệu để tránh các sai sót về thông số, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Ngoài ra, bạn nên đọc kỹ thông tin sản phẩm trước khi lắp đặt để đảm bảo độ chính xác.



Đặc biệt, để sản phẩm bền và đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín và lâu năm trên thị trường như Khóa Việt-Tiệp. Với 46 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kim khí, các sản phẩm của Khóa Việt-Tiệp đều sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng. Bên cạnh đó, Khóa Việt-Tiệp còn cung cấp các sản phẩm với mẫu mã và kích thước đa dạng phù hợp với nhiều loại cửa và mục đích sử dụng khác nhau.


Tìm hiểu về dòng sản phẩm phụ kiện cửa kính tại website hoặc liên hệ fanpage Khóa Việt-Tiệp để được tư vấn trực tiếp!



Share:

x

1. Hà Nội: 098 956 3396

2. Hồ Chí Minh: 090 523 6005

3. Đà Nẵng: 097 170 8868

4. Buôn Ma Thuột: 098 857 2881

5. Cần Thơ: 094 357 3088

6. Campuchia: (+855) 316 183

Hỗ trợ lắp đặt